Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Nhà tuyển dụng nghĩ sao về CV xin việc của bạn?

Các bạn đã từng nghĩ NTD bỏ ra bao nhiêu thời gian để xem hồ sơ xin viêc của bạn chưa, họ chỉ cần bỏ ra khoảng 30 giây đến một phút thôi. Vậy là đã đủ để họ quyết định gửi lời mời phỏng vấn đến bạn. Qua đây, cho thấy hồ sơ xin việc là vũ khí quan trọng khi tiếp cận các cơ hội nghề nghiệp. Vậy bạn cần làm gì để có được một hồ sơ xin việc ấn tượng.

1. Thông tin cá nhân
Đây là mục dễ viết nhất nhưng cũng xin lưu ý các bạn không nên viết các thông tin dư thừa, chỉ nên viết: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại liên lạc và email.
·         Một lưu ý nho nhỏ: bạn nên ghi số điện thoại thường xuyên dung nhất.
Cv-xin-viec-gom-thong-tin-ca-nhan
Trình bày CV xin việc như thế nào để hợp lý

2. Mục tiêu nghề nghiệp
Đây chính là phần định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Có nhiều bạn nhầm lẫn trong phần này nên bị NTD đánh giá là chưa có định hướng rõ ràng cho sự nghiệp.
Một ví dụ: “Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí lập trình viên PHP” thay vì viết như vậy thì bạn cân nhắc cách viết sau: “ Với khả năng tự tìm tòi học hỏi tiếp thu công nghệ mới và tôi đã từng tham gia một số dự án, hiện tại các dự án đó đang hoạt động rất tốt ví du: dự án ABC, ... tôi từng tin rằng tôi có thể đảm nhiệm được công việc này để góp phần phát triển đội ngũ CNTT của quý công ty mạnh lớn hơn”

3. Kinh nghiệm làm việc – có thể nói đây là “linh hồn” của một bộ hồ sơ tìm việc
Trong phần này là bạn để cho NTD biết bạn đã được những thành tích gì và rút ra được những kinh nghiệm quý báu nào từ những công việc mà bạn đã trải qua. Bạn không nên ghi chung chung đại khái vào bộ hồ sơ xin việc của bạn, vậy thì nó cũng chìm ngập trong đống hồ sơ mà nhà tuyển dụng nhận được. Hãy liệt kê một cách chi tiết các nhiệm vụ mà bạn đảm nhận và nhấn mạnh vào những thành tích mà bạn đã đạt được. 
kinh-nghiem-trong-cv-xin-viec
Kinh nghiệm trong CV xin việc vô cùng quan trọng

Chẳng hạn như:
Tháng 10/2006 – Tháng 12/2008: nhân viên kinh doanh công ty ABC:
- Nhiệm vụ:
·         Tìm kiếm và mở rộng mạng lưới khách hàng
·         Chăm sóc khách hàng hiện tại nhằm duy trì mức doanh thu hiện có
·         Giới thiệu, tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm.
·         ...
- Thành tích:
·         Vượt chỉ tiêu doanh số liên tục trong 10 tháng đầu năm 2007
·         Đoạt giải thưởng dành cho nhân viên kinh doanh đạt 200% chỉ tiêu doanh số của năm.
Còn đối với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì phần này hơi khó với các bạn. Nhưng đừng vì thế mà vội nản lòng, các bạn hãy liệt kê ra thành tích học tập và các hoạt động ngoại khóa của bạn, đây là cái bạn nên thể hiện trong hồ sơ xin việc của bạn. Các bạn là những người trẻ tuổi dám đương đầu với thử thách, tư duy cởi mở nên hãy khéo lẽo thể hiện những điểm mạnh này trong hồ sơ xin việc để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

4. Kỹ năng
Phần này cũng giống như phần kinh nghiệm làm việc, bạn không nên ghi chung chung các kỹ năng của bạn mà hãy liệt kê chi tiết ra
ky-nang-trong-viet-cv-xin-viec
Kỹ năng cũng là yếu tố rất quan trọng trong CV
5. Học vấn
Bạn hãy liệt kê ra bằng cấp mà bạn có và nên nhớ phải ghi rõ mốc thời gian đừng để NTD phải phỏng đoán, vậy là bạn sẽ mất điểm đó.
Cũng đến lúc phải kết thúc rồi, vậy là viết một hồ sơ xin việc ấn tượng không khó như bạn nghĩ, chỉ cần bỏ ra chút thời gian và tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng xem họ cần gì, kết hợp với khả năng của bản thân là bạn đã có một bộ hồ sơ xin việc đạt chuẩn rồi.


6 điều cấm kị khi viêt CV

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường việc tự viết CV xin việc còn rất nhiều bỡ ngỡ, không biết viết gì và nên viết như thế nào. Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn mẫu CV xin việc thông dụng nhất và những điều cần lưu ý khi viết đơn xin việc.

  • Tránh viết tắt

Bạn không nên viết tắt, việc viết tắt sẽ khiến cho người đọc không được tôn trọng, gây cảm giác khó chịu. Vậy thì CV xin việc của bạn cũng sẽ chìm ngập trong núi hồ sơ mà họ đang có.
Viet-cv-xin-viec
Viết CV xin việc hiệu quả
  • Thêm thông tin không cần thiết

Bạn không nên thêm những thông tin không cần thiết vào cv xin viêc như chiều cao, cân nặng... nhà tuyển dụng họ không có thời gian để đọc những thông tin dư thừa này đâu. Bạn chỉ ghi những thông tin cần thiết như: họ tên, số điện thoại, email....
  • Trung thành với mực đen hoặc xanh truyền thống

Đây không là một tác phẩm nghệ thuật hay thư kết bạn bốn phương nên các bạn đừng có dung loại mực “bẩy sắc cầu vồng” để thể hiện sức sang tạo của mình nhé. Hãy viết một loại mực đen hoặc xanh là giải pháp tốt nhất.

cach-viet-cv-hieu-qua
Cách viết CV hiệu quả
  • Thiếu mốc thời gian cụ thể

Đừng bắt nhà tuyển dụng phải phỏng đoán hay chơi trò đuổi hình bắt chữ với bạn. Đây sẽ nguyên nhân mất điểm đó bạn dù cv xin việc có hay đến đâu đi chăng nữa.
Bạn hãy ghi những mốc thời gian cụ thể vào lá đơn xin việc của bạn chẳng hạn như: bạn tốt nghiệp năm nào, bạn đã gắn bó với công việc trước đây của bạn trong thời gian bao lâu...
  • Không có thành tích, kinh nghiệm nổi bật

Đây là một phần rất quan trọng trong cv xin việc của bạn, vậy mà nhiều bạn đã bỏ qua không ghi vào hoặc ghi đại khái chung chung. Theo cá nhân mình thì bạn nên ghi thật chi tiết thành tích, kinh nghiệm rút ra được từ những công việc trước của bạn, đây chính là con đường ngắn nhất để lá đơn xin việc của bạn được xếp vào danh sách ứng viên hàng đầu của nhà tuyển dụng.
viet-cv-can-co-meo-de-viet-hay
Mẹo viết Cv hay
  • Tránh viết lan man, dài dòng

Bạn hãy nên nhớ rằng nhà tuyển dụng họ có nhiều sự lựa chọn, không phải chỉ có bạn ứng tuyển vào vị trí đó mà còn nhiều ứng viên khác nữa. Mà NTD họ cũng không có nhiều thời gian và đủ kiên nhẫn để đọc cv xin việc mà nôi dung quá lan man, dài dòng. Bạn hãy viết sao cho vừa đủ là khôn ngoan nhất.


Đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân của mình, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều mẫu đơn xin việc khác để tự viết cho mình một cv xin việc gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. 
Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Hướng dẫn viết CV ấn tượng cho sinh viên mới ra trường

Cách viết cv xin việc đối với các bạn sinh viên mới ra trường cũng là một chuyện không dễ dàng chút nào, nhưng chính cv xin việc đó lại là mối liên hệ đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng. Họ sẽ căn cứ vào để quyết định bạn có phải là ứng cử phù hợp cho vị trí họ cần, và họ sẽ liên lạc với bạn.
Cach-viet-cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong

Cách viết cv ấn tượng

Vì vậy trước khi gửi cv xin việc đến nhà tuyển dụng bạn cần phải soạn đơn sao cho các thông tin phải rõ rang, dễ đọc, mạch lạc. Vì NTD họ cũng không có nhiều thời gian để đọc cv, nếu cv của bạn soạn thảo không tốt thì tôi nghĩ chắc cv của bạn cũng chìm ngập trong đống cv mà họ đang có. Hãy làm những điều này tưởng chừng là khó khăn với bạn nhưng tôi nghĩ không phải là không làm được nếu bạn chịu khó bỏ ra chút thời gian để trau chuốt cho bản cv của mình ấn tượng hơn, như vậy là bạn cũng ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi đó chứ không cần làm gì quá cao siêu.
cach-viet-don-xin-viec

Cách viết đơn xin việc

Bắt tay vào việc thôi:
  • ·        Đầu tiên là thông tin cá nhân:
Mục này dễ viết nhất nhưng bạn cũng nên lưu ý ghi rõ số điện thoại và email mới nhất của bạn. Cho dù cv xin việc của bạn có hay đến đâu nhưng nhà tuyển dụng không biết làm cách nào để liên lạc với bạn, thì cv của bạn cũng vô ích mà thôi. Bạn đừng để mình rơi vào tình trạng ngớ ngẩn này.
Viet-don-xin-viec-bat-dau-bang-thong-tin-ca-nhan

Đơn xin việc bắt đầu với Thông tin cá nhân

  • ·       Tiếp theo trong cv xin việc bạn cần viết gì đó là mục tiêu nghề nghiệp:
Bạn đã tự đặt câu hỏi cho mình nghề nghiệp tương lai của bạn là gì và bạn đã làm gì để có được một việc làm tốt trong tương lai chưa. Tôi tin rằng phần này không dễ dàng để viết mà bạn phải viết làm sao mà thu hút được nhà tuyển dụng. Chẳng hạn mình thường thấy các bạn viết “ Tôi muốn tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh ngành CNTT”. Viết như vậy thì sẽ rất khó thu hút được nhà tuyển dụng vì bạn chưa cho nhà tuyển dụng thấy bạn có phù hợp với vị trí đó không. Thay vì viết như vậy, bạn viết như thế này chẳng hạn: với khả năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng chuyên nghiệp cùng với những kiến thức và sự am hiểu về CNTT, tôi mong muốn trở thành một nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực này. Và cũng xin lưu ý là bạn cũng không cần liệt kê tất tần tật các công việc lớn nhỏ mà bạn đã làm, chỉ cần lựa chọn công việc có giá trị nhất và đạt nhiều thành tựu là được.
viet-don-xin-viec-theo-trinh-tu-hoi-gian

Cách viết đơn xin việc làm

  • ·        Thứ ba là học vấn:
Phần này bạn điền thông tin về bằng cấp của bạn, thời gian, tốt nghiệp trường... cái này chắc ai cũng biết. Nhưng lưu ý các bạn là bạn chỉ nên chọn bằng cấp mới nhất và phù hợp nhất với vị trí mình ứng tuyển. Không NTD nào muốn phí thời gian để đọc những thông tin dư thừa cho dù nó có ấn tượng đến đâu.
  • ·        Kế tiếp là phần quan trọng nhất mà bạn viết vào cv xin việc của bạn đó là kinh nghiệm làm việc
Đây là phần khá quan trọng, bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn đã từng làm việc gì, bạn không nên viết chung chung liệt kê ra một số công việc mà bạn đã làm, như vậy thì NTD sẽ không biết bạn đã đạt được gì, bạn có rút ra được kinh nghiệm trong những công việc trước của bạn. Bạn hãy nêu rõ công việc bạn đã làm, rút ra được kinh nghiệm gì từ việc làm đó, trong thời gian làm việc thì bạn đã đem lại thành quả gì cho công ty... Bạn nên nhớ nêu càng chi tiết càng tốt.
Còn nếu bạn chưa từng làm việc gì thì bạn hãy nêu về thành tích học tập của bạn, trong thời gian học bạn đã được những thành tích gì, bạn có thể tham gia hoạt động ngoại khóa nào không, bạn đừng ngại hãy nêu ra như vậy thì NTD sẽ hiểu hơn về bạn.

don-xin-viec-trinh-hoc-van


Cách viết đơn xin việc với mục kinh nghiệm

Đây chỉ là tiền đề để NTD biết về bạn, và điều quan trọng hơn cả là bạn phải tự tin, nếu bạn không tự tin không tin vào chính bản thân bạn thì người khác cũng sẽ không đặt niềm tin vào bạn đâu. 

Đơn xin nghỉ việc hoàn hảo: Phần mở đầu (P3)

Đơn xin nghỉ việc hoàn hảo: Phần mở đầu (P3)

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin nghỉ việc phần mở đầu.

Lưu ý: hãy hỏi phòng nhân sự về mẫu đơn xin nghỉ việc của công ty trước khi đọc nội dung bên dưới!
Phần mở đầu (heading) có thể coi là phần quan trọng nhất của một đơn xin nghỉ việc. Vì sao? Bởi trong đó chứa thông tin về bạn, người nhận và thậm chí cả mục đích của đơn. Hãy nhớ lại tiêu chuẩn nội dung của một đơn xin việc: càng đơn giản, rõ ràng càng tốt. Như vậy phần mở đầu sẽ là nền tảng cho một đơn xin việc hoàn hảo.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để viết được phần mở đầu tốt nhất có thể?

  • Mở đầu đơn xin nghỉ việc bằng quốc hiệu
Quốc hiệu là khẩu hiệu của một quốc gia, ở Việt Nam quốc hiệu chính là

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------
  • Hai dòng quốc hiệu được căn chỉnh giữa, sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 13 và được in đậm. Riêng dòng trên toàn bộ chữ cái phải được viết hoa. Dòng kẻ thứ 3 dùng dấu – hoặc thêm hoa văn tùy ý (dòng này chỉ dùng để làm đẹp về mặt hình thức)

2.      Ngày tháng năm

………, Ngày…….tháng……..năm……

  • Dòng chữ này cách quốc hiệu khoảng 2 dòng kẻ, căn phải, sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 12 và được in nghiêng. Các phần ….. chỉ viết khi in đơn ra điền bằng tay. Thông thường bạn có thể ghi thẳng địa điểm và ngày tháng năm làm đơn.

3.      Đơn xin nghỉ việc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

  • Dòng chữ được căn giữa, sử dụng font Times New Roman cỡ chữ 16 và được in đậm. Thông thường bạn viết cách dòng ngày tháng năm 1 dòng kẻ

4.      Dòng Kính gửi

Kính gửi:…………..

  • Dòng chữ được viết in nghiêng và kể từ dòng chữ này trở đi, đơn xin nghỉ việc sẽ được viết bằng cỡ chữ 13, font Times New Roman. Bạn cần chú ý đơn sẽ được gửi cho ai, thông thường là “Ban giám đốc Công ty XXX”

5.      Thông tin cá nhân

Tôi tên là : …….....
Chức vụ :……………………….. Bộ phận :................................................. .........
Nay tôi làm đơn này, kính xin BGĐ cho tôi được thôi việc kể từ ngày …….....


Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Những lỗi cần tránh khi viết CV

Bạn luôn tự hỏi mình rằng tại sao mình không được gọi đi phỏng vấn sau bao ngày chờ đợi, CV của mình tại sao lại không được nhà tuyển dụng chú ý đến? CV xin việc của mình còn thiếu những thông tin nào, hay thừa thông tin nào k?...
Khi viết CV có thể bạn đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần nhưng khó có thể tìm kiếm ra được những lỗi ấy. Sau đây là danh sách những lỗi hay mắc phải nhất khi viết CV xin việc:
Mẹo viết CV xin việc
  • Viết CV lan man, dài dòng

Nếu bạn là một người đã từng làm rất nhiều công việc, và nhiều vị trí khác nhau thì nhớ nhé, đừng kể tất cả các công việc đó, mà hãy chỉ tập trung vào những công việc có liên quan đến công việc hiện tại của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ không giành quá nhiều thời gian để đọc 1 CV, họ chỉ nhìn lướt qua và tìm kiếm những thông tin mang lại giá trị cho công việc mà họ đang tuyển dụng. Để khắc phục được lỗi này, bạn hãy làm nổi bật và ghi ngắn gọn, rõ ràng công việc và kết quả của công việc mà có liên quan đến công việc ứng tuyển thôi.
  •          Kinh nghiệm làm việc viết giống với mô tả công việc

Hãy nói rõ với nhà tuyển dụng khả năng của bạn, bạn có thể làm việc được tới đâu, hãy liệt kê những thành quả mà bạn đã đạt được và chứng tỏ những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được nếu bạn được tuyển dụng. Để làm tăng tính thuyết phục, hãy đưa ra những bằng chứng và những lời cam đoan kèm theo.
Tips viết CV xin việc
  •           Lỗi chính tả- ngữ pháp

Điều này sẽ làm mất đi ấn tượng của nhà tuyển dụng với bạn. Và nếu không may, bạn là người nằm trong những người hay mắc phải lỗi này, thì trước khi gửi CV, hãy nhờ một vài người bạn của mình kiểm tra lại các lỗi chính tả để có thể sửa chữa kịp thời.
  •           Lỗi định dạng

Bạn hãy tránh tô đậm, sử dụng hình hộp, bảng, cột, phông chữ cách điệu, tranh ảnh và màu sắc…vv…vì chúng sẽ làm nhà tuyển dụng khó đọc, dễ gây đau mắt cho nhà tuyển dụng, hay fax,copy, scan. Thiết kế đơn giản sẽ giúp CV của bạn trông chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
  •          Sử dụng CV đã lỗi thời

Nếu bạn là một người đã có kinh nghiệm làm việc nhưng lại sử dụng bản CV của một người vừa mới tốt nghiệp để ứng tuyển. Bạn đã làm mất đi ấn tượng ban đầu của mình với nhà tuyển dụng và đang tự mình nói với nhà tuyển dụng rằng bạn là người thiếu cẩn thận và là người cẩu thả. Vì vậy, trước khi gửi CV, hãy kiểm tra lại các thông tin và sửa lại chúng nếu cần thiết.
Viết đơn xin việc như thế nào
  •          Liệt kê nhiều thông tin thừa, lăng xê bản thân quá nhiều

Việc thêm các thông tin về gia đình, về lương bổng, tôn giáo,… sẽ chẳng làm cho nhà tuyển dụng thêm chú ý đến bạn, mà còn làm mất điểm trước mặt nhà tuyển dụng nữa. Nhà tuyển dụng sẽ chẳng bao giờ quan tâm xem bố mẹ bạn là ai, lương ở chỗ cũ của bạn ra sao, quan niệm tôn giáo của bạn thế nào, cái họ quan tâm là bạn làm được gì cho họ, bạn mang những lợi ích gì về cho họ. Vì vậy, hãy cân nhắc khi đưa những thông tin này vào CV nhé.
CV là cầu nối giữa bạn và nhà tuyển dụng. Đây chính là cơ hội để bạn quảng bá bản thân mình, là chìa khóa để lọt được vào vòng phỏng vấn. Việc tìm hiểu, nghiên cứu và viết CV một cách nghiêm túc là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những lỗi thường gặp này để viết được một CV tốt nhất cho mình nhé.


Đơn xin nghỉ việc hoàn hảo: Quy trình cho nghỉ việc (P2)

Tùy theo quy định ở mỗi công ty mà quy trình cho nhân viên nghỉ việc sẽ khác nhau. Sau đây là quy trình tại công ty cổ phần thép ABC soạn vào ngày 15/02/2008:

1.     Bước 1. Viết đơn xin nghỉ việc

-         Người xin nghỉ việc viết đơn theo mẫu NS – 09 - 01. Sau khi viết đơn xong, người xin việc chuyển đơn cho Quản lý xem xét theo bước 2.
Viết đơn xin nghỉ việc theo mẫu
-         Mẫu được lấy trực tiếp tại khu vực phòng NS.

-         Người xin nghỉ việc phải đảm bảo đúng thời hạn báo trước. Nếu không đảm bảo đúng thời hạn báo trước, người xin nghỉ việc phải bồi thường tiền lương cho những ngày không báo trước và không được thưởng năng suất và các khoản thưởng cho những thời gian chưa được tính lương.

-         Đối với các quy định về nghỉ việc không có trong quy trình này hoặc các quy định khác của công ty thì thực hiện theo bộ luật lao động và các văn bản pháp luật lao động liên quan.

Thông báo trước khi viết đơn thôi việc

-         Thời hạn báo trước cụ thể:

+    Đối với hợp đồng thử việc 1 tháng là 3 ngày, 2 tháng là 7 ngày
+    Hợp đồng có thời hạn 1 – 3 năm là 30 ngày.
+    Hợp đồng vô thời hạn là 45 ngày.

2.     Xem xét của quản lý.

-         Thẩm quyền và trách nhiệm xem xét bao gồm: Trưởng các phòng ban.

-         Đối với nhân viên các bộ phận có cấp tổ trường thì trước khi chuyển cho quản lý thì phải chuyển qua cấp tổ trưởng xác nhận.

-         Đối với các quản lý, nhân viên do Giám đốc trực tiếp quản lý thì sau khi viết đơn, người xin nghỉ việc chuyển trực tiếp cho phòng NS theo bước 3.

Xem xét của quản lý về đơn xin nghỉ việc

-         Quản lý có thẩm quyền xem xét phải xác định các tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Nếu vượt ra ngoài khả năng, thì Quản lý phối hợp với phòng NS để xem xét giải quyết. Trường hợp không thể giải quyết được thì ký xác nhận vào đơn xin nghỉ việc và chuyển trả lại đơn cho người xin nghỉ việc.

-         Quản lý có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn cho người xin nghỉ việc không quá 2 ngày làm việc.

3.     Xác nhận phòng nhân sự:

-         Người xin việc chuyển lại đơn cho Phòng NS.

-         Phòng NS có trách nhiệm trao đổi với quản lý các bộ phận để xác định tâm tư nguyện vọng của NV.

-         Thời gian giải quyết không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đơn.

4.     Duyệt cho nghỉ việc:

-         Với trường hợp xác định cho nghỉ việc, Phòng NS chuyển đơn xin nghỉ việc cho GD duyệt kèm theo phương án thay thế.

-         Thời gian chuyển đơn cho GD không quá 4 ngày kể từ khi nhận được đơn.

5.     Thanh lý hợp đồng:

-         Phòng NS chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý hợp đồng với CNV.

-         Việc thanh lý gồm các nội dung:

+    Hoàn thành các công việc cần thực hiện trước khi nghỉ việc theo biên bản bàn giao công việc.

+    Biên bản bàn giao các công cụ dụng cụ cho Quản lý bộ phận.

+    Biên bản bàn giao hồ sơ theo mẫu đính kèm quy trình này.

+    Bản cam kết nghỉ việc.

6.     Quyết định cho nghỉ việc:

-         Sau khi hoàn thành việc thanh lý công việc, Phòng NS lập biên bản thanh lý nghỉ việc, thảo quyết định nghỉ việc trình GD ký (kèm theo các biên bản thanh lý).

-         Quyết định nghỉ việc được chuyển cho người xin nghỉ việc, quản lý bộ phận, Phòng NS lưu 1 bản ( và kèm theo các chứng từ thanh lý bản chính) và 1 bản chuyển cho Phòng TCKT làm căn cứ thanh toán cho người nghỉ việc (phải kèm theo các biên bản thanh lý, bảng chấm công, biên bản đánh giá…).

7.     Thanh toán các chế độ còn lại.

-         Phòng TCKT có trách nhiệm phối hợp Phòng NS để lập bảng thanh toán cho người xin nghỉ việc và trình GD duyệt. Phòng TCKT chỉ thanh toán cho người nghỉ việc khi đã có đầy đủ hồ sơ xác nhận từ Phòng NS chuyển sang.

-         Phòng TCKT trực tiếp liên hệ với người xin nghỉ việc để làm thủ tục thanh toán.

-         Đối với các trường hợp người lao động còn thắc mắc, khiếu nại thì Phòng NS có trách nhiệm giải quyết và gửi báo cáo cho GD theo báo cáo hàng tuần.

BIỂU MẪU KÈM THEO:

1.     Đơn xin nghỉ việc                                              mã số: NS – 09 – BM01

2.     Biên bản bàn giao công việc                          mã số: NS – 09 – BM02

3.     Biên bàn giao hồ sơ, tài liệu.                         mã số: NS – 09 – BM03

4.     Biên bản bàn giao tài sản công cụ.              mã số: NS – 09 – BM04

5.     Bảng cam kết nghỉ việc.                                  mã số: NS – 09 – BM05

6.     Biên bản thanh lý nghỉ việc                           mã số: NS – 09 – BM06

7.     Quyết định nghỉ việc                                       mã số: NS – 09 – BM07


8.     Quy trình nghỉ việc (bản đầy đủ)                mã số: NS – 09  
Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Làm sao để có một mẫu CV hay và ấn tượng?

Làm sao để có một mẫu CV hay và ấn tượng?

CV xin việc-một đề tài có thể không hề mới nhưng luôn được đề cập đến thường xuyên và  nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều đối tượng trong xã hội nhất là với các bạn trẻ các bạn sinh viên mới ra trường còn nhiều bỡ ngỡ. Bởi lẽ với bất cứ ai từng trải qua từng chuẩn bị đi xin việc thì đều muốn có một CV xin việc hay để lại ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng. 
CV - Đó là nguyên tắc đầu tiên mở màn cho chặng đường xin việc. Nó giống như giấy thông hành để bạn chạm đến trái tim nhà tuyển dụng. Khiến họ phải quan tâm đến bạn, đưa bạn đến gần hơn với cơ hội việc làm. Và để thuận tiện cho việc tạo bản CV của mình, các bạn có thể tham khảo mẫu CV khá đơn giản và hiệu quả của chúng tôi.
Làm sao để viết CV hay và ấn tượng?

Có thể nói CV là một bảng các thông tin về bản thân, kỹ năng cũng như quá trình làm việc của bạn để gửi đến công ty mà bạn chuẩn bị xin việc. Các CV thông thường sẽ được trình bày dạng văn bản và gõ bằng máy, tuy nhiên với các Designer CV cũng là một nơi thể hiện bản thân. Với những hình ảnh ấn tượng, trình bày phá cách, các CV này đã ít nhiều chiếm được “cảm tình” của phía công ty khi bạn phỏng vấn xin việc. Quá tuyệt đúng không nào?
Rất ấn tượng bạn nhỉ? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm cảm hứng để tự làm cho mình một CV “chỉ riêng bạn mới có”.
Vậy bạn có thể làm gì để tạo nên CV hay và chất lượng?
Các kỹ thuật tạo CV hay ấn tượng



  • Họ và Tên, Vị Trí Ứng Tuyển ở trên cùng, ở giữa CV xin việc thay vì ghi luôn Thông Tin Cá Nhân như thế này nhé. Nhà tuyển dụng cần biết Bạn là ai, Bạn muốn làm việc ở vị trí nào ngay từ cái nhìn đầu tiên.
  • Trong phần Mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, bạn nên nêu cụ thể thêm bao gồm: vị trí dự kiến đạt được, lĩnh vực tham gia, thành tích khi đó,…
  • CV xin việc sẽ luôn đi kèm với các bản chứng nhận, bằng cấp, chứng chỉ của bạn. Bạn có thể diễn đạt “ vui lòng xem bảng điểm đi kèm “ để tạo thêm sự thân thiện nếu cần thiết
  • Nên sắp xếp các cột mốc thời gian theo thứ  tự từ Gần nhất tới Lâu nhất nhé. Như thế chuyên gia nhân sự sẽ biết được vị trí bạn làm việc hay thành tích mới nhất mà bạn đạt được mà không cần phải chú ý để tâm nhiều. Bạn chú ý mốc thời gian xắp xếp sao cho hợp lý nhất có thể. Nếu đã trình bày theo thứ tự Lâu Nhất tới Gần Nhất thì bạn nên giữ nguyên cách trình bày này trong suốt CV, không nên trình bày không theo quy tắc như vậy
  • Kinh nghiệm làm việc khá tốt, nhưng bạn chưa trình bày được những thành tích trong Công Việc của bạn, đó cũng là một hạn chế. Bạn có kinh nghiệm một năm đầu tư chứng khoán, vậy trong một năm đó bạn đã thu về được bao nhiêu lợi nhuận hoặc khách hàng? Những thành tích như vậy gây ấn tượng rất mạnh với nhà tuyển dụng khi xét duyệt nhân lực ở vị trí của bạn
  • Những số liệu như thế này thể hiện tốt hơn các Thành Tích, Công việc bạn đã làm. Số liệu cũng thể hiện các công việc đó không chung chung và đo lường được. Sự chi tiết trong Thành Tích là điểm các nhà tuyển dụng luôn chú ý.
  • Nên dùng chung 1 format trình bày. Nếu bạn đang liệt kê các công việc đã làm theo dạng bullet, vậy ở tất cả các mục cũng nên dùng chung format này, tạo sự thống nhất và cảm giác chuyên nghiệp đối với người duyệt CV
  • Nếu có thể, hãy đưa một người xác nhận thông tin tới từ các công ty, tổ chức bạn đã làm việc vào đây nhé.

Đơn xin nghỉ việc hoàn hảo: Tổng quan (P1)

Trước khi đến với nội dung tổng quan về đơn xin nghỉ việc, bạn nên xem xét cẩn thận quyết định của mình  và cân nhắc mọi lựa chọn khác nếu có thể:
- Thảo luận với sếp và đưa ra các đề nghị mà bạn cho rằng bạn đáng được hưởng như: xin tăng lương, cải thiện môi trường làm việc….
Xin nghỉ việc nếu bạn đáng được tăng lương nhưng không được chấp nhận

- Nếu bạn có vướng mắc với đồng nghiệp, gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề hay chỉ đơn giản là cảm thấy mệt mỏi khi công việc chiếm hết thời gian của bản thân hãy tự học hỏi những kỹ năng cần thiết nơi công sở trước khi quyết định gửi đơn xin nghỉ việc : kỹ năng mềm
- Tự giảm áp lực công việc
Nghỉ việc có thể vì công việc quá áp lực với bạn?
Nếu bạn vẫn quyết dứt áo ra đi, hãy đọc phần tiếp theo dưới đây.
  • Những điểm cần lưu ý đầu tiên trước khi viết đơn xin nghỉ việc:

-          Xin mẫu: Nếu có mẫu đơn xin nghỉ việc do công ty bạn cung cấp, hãy hỏi bộ phận nhân sự để được cấp 1 bản (hoặc bạn có thể lấy mẫu tài liệu nhưng chắc chắn việc đọc bài viết này sẽ có ích hơn nhiều). Sử dụng đơn tự viết khi công ty không có mẫu đơn sẵn hoặc bạn là nhân viên cấp cao và muốn để lại ấn tượng tốt với công ty cũ.
-          Hãy đánh máy lá đơn của bạn: dùng đơn xin nghỉ việc viết tay không phải hành động khôn ngoan và rất thiếu chuyên nghiệp. 
-          Đừng đơn giản hóa việc viết đơn xin nghỉ việc: lá đơn bạn viết ngày hôm nay không phải chỉ dành cho sếp cũ của bạn, mà người đọc là cả sếp mới, hãy cẩn thận với nội dung của nó.
Viết đơn xin nghỉ việc như thế nào?

Tổng quan về đơn xin nghỉ việc:
-          Nội dung: Một lá đơn xin nghỉ việc tốt là một lá đơn có nội dung ngắn gọn, nhã nhặn và tích cực. bạn không cần thiết phải viết một lá đơn dài, hãy viết đơn giản, nói những điều tốt về công ty và sếp mặc dù đôi khi không thật sự như vậy. Trong bất kỳ trường hợp nào, thêm bạn bớt thù vẫn là tốt nhất. Đơn được chia thành 3 phần: Mở đầu (heading), nội dung (body), kết (conclusion). Cách viết từng phần sẽ được đề cập ở các phần sau của loạt bài viết.
-          Hình thức: thông thường đơn xin nghỉ việc được viết dọc theo khổ chuẩn thư từ (8,5”x11”). Thứ tự căn lề trên, dưới, trái, phải như sau: 0,38”, 0,63”, 0,75”, 0,75”. Đơn được viết bằng font Times New Roman với cỡ chữ chuẩn ở phần nội dung là 13.

Chi tiết mời bạn đọc ở các phần sau của loạt bài Đơn xin nghỉ việc hoàn hảo.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin bài viết tổng quan Đơn xin nghỉ việc ở đây
Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

CV xin việc là gì?

CV xin việc là gì? Hãy cùng tìm hiểu!!.

CV xin việc là gì? Một câu hỏi mà chắc chắn bất kì ai trải qua giai đoạn đi xin việc cũng đã từng một lần đạt ra hoặc nghĩ đến. Và ở đâu đó cũng đã lan man kiếm tìm câu trả lời cho riêng mình về cái CV đầy bí ẩn kia. Vậy đâu mới là câu trả lời chính xác cho khái niệm CV xin việc đây. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin, bùng nổ của Internet như hiện nay thì việc lựa chọn lại có vẻ trở nên khó khăn hơn. Tại sao lại không tạo cho mình một khái niệm CV đơn giản dễ hiểu để nó không còn là trở ngại trong quá trình xin việc của bạn.


                                                CV xin việc – suy nghĩ đơn giản
Và những việc bạn cần làm là hãy đọc các thông tin sau, bởi đó là dành cho bạn. Giúp bạn có cái nhìn tổng quát dễ hiểu về khái niệm CV xin việc.
CV là từ viết tắt của Curriculum Vitae, nghĩa là sơ yếu lí lịch tự thuật - là một bản liệt kê ngắn gọn dưới dạng viết hoặc đánh máy, trình bày về cuộc đời, trình độ học vấn và sự nghiệp của một người, thường được dùng trong tuyển dụng hoặc tài liệu nghề nghiệp. Trong đó bắt buộc phải có đầy đủ các thông tin cần thiết cho nhà tuyển dụng để họ biết bạn là ai, bạn có đáp ứng được những gì họ mong muốn.


CV xin việc cơ bản
Một CV xin việc về cơ bản bao gồm: thông tin cá nhân giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với bạn, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ và bằng cấp, kinh nghiệm chuyên môn, các kỹ năng liên quan đến công việc, sở thích mối quan tâm, người tham khảo…Đó là nội dung chính giúp bạn có một CV xin việc hoàn hảo và có một định hình nhất định về CV. Cần lưu ý rằng những kỳ vọng và yêu cầu cho sơ yếu lý lịch khác nhau giữa các ngành.