Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Tìm thông tin việc làm ở đâu?

Với Công nghệ thông tin và mạng Internet phát triển như hiện nay, các cơ hội việc làm đối với ứng viên là vô cùng nhiều và dễ dàng tiếp cận. Chỉ cần lên Google và search các thông tin về việc làm mình mong muốn, hàng loạt các nhu cầu tuyển dụng từ các công ty cũng như các trang việc làm sẽ hiển thị để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, các nguồn nào nên lựa chọn để tin tưởng và apply?
Tùy vào từng công viêc, mức độ dễ dàng trong tìm kiếm tuyển dụng trở nên khó hay dễ. Nhiều công ty sử dụng trang web của các trang tìm việc uy tín như vietnamworks, vieclam24h, mywork, timviecnhanh.... để tìm kiếm ứng viên phù hợp. Trước đây, khi các  trang tìm việc này chưa phổ biến thì việc đăng tin lên các trang website này vô cùng dễ dàng và gần như không mất phí, thậm chí nếu có thu phí thì khoản phí này cũng rất nhỏ. Và nếu như nhận được ứng viên phù hợp thì chi phí tuyển dụng qua kênh này là hiệu quả và kinh tế. Đây cũng chính là kênh mà nhà tuyển dụng có thể chủ động tìm được ứng viên phù hợp. 
Các kênh này trở nên gần gũi với người tìm việc khi có thể tạo bản mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên ngay tại website và gửi đến nhà tuyển dụng mà không cần trực tiếp đến văn phòng để nộp hồ sơ, việc làm diễn ra rất nhanh chóng và tiết kiệm chi phí đi lại cũng như tiết kiệm thời gian cho nhà tuyển dụng trong quá trình xem xét và lựa chọn hồ sơ.
Ngày nay, khi dịch vụ này đã trở nên phát triển hơn, các nhà tuyển dụng sẽ mất một khoản phí rơi vào khoảng từ 3-4 triệu/ tháng hoặc ít hơn để đăng tin lên trang 1 hay các khu vực nổi bật của trang web nhằm thu hút các ứng viên nộp hồ sơ. Nhiều doanh nghiệp lúc này tiết kiệm chi phí bằng cách đăng tin tuyển dụng ngay tại website của mình. Và đây cũng chính là kênh uy tín nhất mà ứng viên nên tham khảo.
Hầu hết các doanh nghiệp lớn ở Việt nam hiện nay như FPT, Viettel, Samsung ....đều có website tuyển dụng riêng. Ở đó, ứng viên không chỉ biết về thông tin tuyển dụng của công ty trong những năm gần đây, mà còn có thể tạo CV online. Những CV xin việc này thoạt nhìn thì có vẻ không giống những CV mình làm trên word hay excel nhưng thực tế, khi down những bản CV đã hoàn thành trên website về máy tính thì nó cũng không khác nhau nhiều. Thông tin tuyển dụng tại các website này được cập nhật khá nhanh và liên tục.
Thêm vào đó, khi đại đa số người dùng việt nam đều sử dụng Facebook thì tìm kiếm ứng viên qua kênh này cũng được sử dụng rộng rãi. Để cập nhật các thông tin tuyển dụng ở đây, ứng viên có thể tham gia các hội nhóm về tuyển dụng và tìm việc làm: TUYỂN DỤNG VIỆC LÀM, VIỆC LÀM KẾ TOÁN, VIỆC LÀM HÀ NỘI, ....
Ngoài ra, nếu muốn chắc chắn hơn về vị trí tuyển dụng hiện tại thì có thể gọi điện trực tiếp đến bộ phân tuyển dụng của công ty. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích nhiều vì nhiều khi số điện thoại có thể được ghi nhưng để có người nhấc và trả lời điện thoại của bạn thì lại là vấn đề khác.
Mong rằng với các thông tin tổng như vậy, ứng viên có thể tìm được kênh tuyển dụng phù hợp.
Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

5 yếu tố quan trọng để có một CV hoàn hảo (P2)

Phần 1 của bài này đã nói về một số yếu tố khiến CV xin việc của bạn không những không gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn tạo ra sự phản cảm trong tâm trí họ. Bài viết này sẽ tiếp tục nói về các yếu tố quan trọng mà bạn cần tránh để CV hoàn hảo hơn.

3. CV không phải nơi để ứng viên thực hiện mục đích tự sướng!

Nếu CV kèm ảnh, xin đừng lồng ảnh dễ thương đáng yêu như chu mỏ, mắt nhắm mắt mở, tay giơ hình chũ V…vào, lời khuyên là hãy sử dụng ảnh thẻ ấy. Ảnh đời thường đem đến cảm giác thiếu chuyên nghiệp. Càng cấm liệt kê các sở thích cá nhân (trừ khi sở thích ấy liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển) như viết truyện ngắn trong lúc rảnh rỗi, mê phượt, ham xem phim…
khong-dung-anh-tu-suong-cho-cv-xin-viec
không sử dụng ảnh tự sướng để nộp CV xin việc

Người đọc CV xin việc chẳng quan tâm cuộc sống riêng tư của bạn (không rảnh!), chỉ quan tâm đến những gì bạn có thể đóng góp cho sự phát triển của tổ chức, công ty thôi. Bạn thích viết và có khả năng viết? Mời liệt kê các bài báo, bài viết đã đăng. Bạn có khả năng thiết kế, vậy chúng tôi có thể xem các mẫu thiết kế ở đâu?

4. Cuộc sống ảo của bạn thế nào?

Mạng xã hội và blog có thể trở thành vũ khí chiến thắng của bạn, vì trăm nói không bằng một chứng minh. Bạn có thể tải các thành quả trước của mình lên mạng xã hội và để link dẫn vào CV xin việc như thể một sự chứng minh và người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng, như vậy giúp tăng tính thuyết phục và khả năng bạn lọt vào vòng sau. Nó cũng ngầm chứng tỏ nhiệt tình và quyết tâm giành được vị trí này của bạn.
mang-xa-hoi-co-the-la-loi-the-trong-cv-xin-viec
Mạng xã hội có thể là lợi thế để trình bày trong CV xin việc

Ví dụ, tải album hình buổi tình nguyện bạn tham gia tổ chức lên Facebook, chia sẻ file tổng kết một nghiên cứu xã hội lên Slideshare hay LinkedIn, chia sẻ các bài viết, video và hình ảnh thiết kế lên blog cá nhân, v.v...

5. Tránh sử dụng CV của người khác!

Các hiệu sách bán rất nhiều mẫu CV làm sẵn và người nhận CV 100% sẽ thấy rất ngán và ngáp dài khi nhận nó. Dùng CV mẫu chứng tỏ khả năng sắp xếp thông tin về chính bạn mà bạn còn kém, thì nói gì đến làm việc khác.
Đừng dùng các câu “tôi hứa”, “tôi sẽ” vì công việc không vận hành bằng những lời hão huyền và có ai đi tin lời hứa của người lạ chăng?
khong-su-dung-cac-cv-mau-co-san
Không sử dụng các CV mẫu có sẵn

Google có thể giúp bạn vài mẫu CV thiết kế ấn tượng, nhưng tránh dùng các mẫu quá màu sắc, nhiều chi tiết thiết kế, bởi người nhận CV xin việc có gu thẩm mỹ khác xa và có thể cho rằng bạn sến sú, hoa hoét! Ấn tượng đầu tiên gây “dị ứng” thì họ chẳng ngại mà từ chối bạn, dành cơ hội cho rất nhiều người khác.
Nếu bạn chưa tự tin để gõ CV, hãy tiếp tục Google để tìm hiểu thêm, rồi kiên nhẫn viết đi viết lại từng tí một. Viết CV xin việc khó hơn viết tiểu thuyết rất nhiều!
Hãy tự tin và giành thời gian để trau chuốt cho CV xin việc của mình thật hay và ấn tượng nhé.

5 yếu tố quan trọng để có một CV xin việc hoàn hảo (P1)

1. CV xin việc thực chất chỉ là bản mô tả, liệt kê thông tin cá nhân và quá trình làm việc của một người, nhưng để ấn tượng hóa nó điều không hề đơn giản!

Để sắp xếp cả mớ các thông tin sao cho chắc ý, mạch lạc, chi tiết và thật ấn tượng đâu phải chuyện đơn giản! Bản thân mình có những điểm tốt và bạn luôn cố “khoe” bản thân hết mức trong CV xin việc nhưng cái bạn “khoe” chưa chắc người khác muốn nhận.
CV-xin-viec-thuc-chat-la-mo-ta-qua-trinh-lam-viec
CV xin việc thực chất chỉ là bản mô tả thông tin cá nhân và quá trình làm việc của cá nhân

Đã từng có 1 CV ấn tượng hình thức rất đẹp và được gửi đến cho Giám đốc sáng tạo của một công ty quảng cáo lớn nhất nhì Việt Nam. Chủ nhân CV muốn tìm chỗ thực tập. Chủ đề của CV là biển nên bạn này đã gửi một chiếc hộp giấy vàng (tượng trưng cho cát), bên trong có hẳn một vốc cát sỏi nhỏ, một con sao biển thủy tinh màu xanh và một mảnh CV gấp bốn.
Nhưng vị giám đốc này chẳng thèm đọc mà cho nhân viên của mình làm đồ chơi luôn vì… không rảnh ngồi nghịch cát, càng thấy rõ cái style màu mè này không hợp tác phong của mình nên chẳng muốn phí thời gian.
Đó thực sự là điều không hề mong muốn của các ứng cử viên.

2. Lý do bạn phù hợp ví trí này? Hãy chứng minh đi!

Người không có kinh nghiệm không hẳn là người không hợp với vị trí. Vào một ngày đẹp trời, vị CPO của một công ty này đề nghị viết 1 bản kế hoạch kinh doanh cho vị trí Nhân viên kinh doanh kèm theo CV xin việc. Có những người đã từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, cũng có những người còn trẻ, thiếu kinh nghiệm “chiến trường” nhưng vô cùng đam mê, nhiệt tình với công việc.
viet-cv-xin-viec-va-ke-hoach-kinh-doanh
CV xin việc và kế hoạch kinh doanh của ứng viên

Thật bất ngờ khi vị giám đốc này chỉ lựa chọn những ứng viên đáp ứng được tiêu chí của bản kế hoạch kinh doanh. Điều vị CPO này cần ở các ứng viên chính là sự thuyết phục, tính chăm chỉ và kiên nhẫn. Và thật bất ngờ, khi những vị đã có nhiều kinh nghiệm còn chẳng them ngồi để viết lấy 1 bản kinh doanh cho ra hồn, thì, các bạn trẻ, dù thiếu kinh nghiệm nhưng vẫn viết một cách dễ hiểu nhất và chi tiết nhất để gửi đến vị CPO này.

Hãy tìm hiểu kỹ về công việc trước khi nộp hồ sơ và chăm chút cho CV xin việc như đứa con thân yêu của bạn. Viết những gì bạn có thể đáp ứng sẵn sàng cho công việc. Đó là điều mà nhà tuyển dụng cần
Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Sự cần thiết của một bản CV?

Viết CV cẩn thẩn và có sự đầu tư

Đứng trên quan điểm của người thu hồ sơ và tham gia vào các cuộc phỏng vấn, CV là điều không thể thiếu khi bạn tham gia ứng tuyển. Nhà tuyển dụng có thể không quan tâm nhiều đến bằng cấp, không quan tâm nhiều đến hoàn cảnh gia đình bạn. Tuy nhiên, kinh nghiệm và những kĩ năng bạn đạt được là điều không thể bỏ qua và lơ là. Nhiều CV viết một cách cẩu thả và không có sự đầu tư chính là điểm trừ lớn nhất của bạn trước nhà tuyển dụng.
Viet-CV-can-than

Viết CV một cách cẩn thận

Cần viết CV như thế nào để tạo ấn tượng


Viết CV trong 1 trang A4? Điều này liệu có đúng? Đối với một doanh nghiệp về phân phối bán lẻ như doanh nghiệp mình thì CV trong một trang A4 chẳng nói lên được điều gì. Nhìn qua mấy cái đề mục lớn đã hết CV rồi. Tùy vào từng loại hình công việc, mô tả công việc và yêu cầu khác nhau mà bạn trình bày CV của mình khác nhau. Đối với người làm về lĩnh vực thiết kế, nghệ thuật, việc bạn làm CV chỉ trong 1 trang A4 và cách trình bày độc đáo sẽ làm nhà tuyển dụng ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Và tất nhiên, nếu trong CV đó, bạn nêu bật lên được những ưu điểm và sự phù hợp của mình đói với công việc thì bạn càng dễ được nhà tuyển dụng lựa chọn. 
CV-danh-cho-nhung-nguoi-lam-ve-thiet-ke-nghe-thuat

CV dành cho những người làm về thiết kế, nghệ thuật

Còn với vị trí nhân viên kinh doanh thì sao??? Tất nhiên các nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng khi bạn làm ở nhiều công ty cùng vị trí tương đương trong khoảng thời gian vừa đủ. Tại sao lại là nhiều công ty? Bạn đang tự hỏi mình điều này đúng không? Theo như nhận xét từ phía nhà tuyển dụng, nhân viên kinh doanh đòi hỏi bạn phải đi thực tế, gặp khách hàng và phải thuyết phục họ rất nhiều.Một lần không thành công thì sẽ phải đến vào những lần tiếp theo. Dù khách hàng có từ chối thì việc bạn giới thiệu để khách hàng biết đến sản phẩm của công ty là điều vẫn phải thực hiện. Với đặc thù tính chất công việc nhiều thử thách và phải chạy đi chạy lại nhiều, nên nhảy việc là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nhảy việc quá nhiều trong thời gian ngắn thì bạn cần phải xem lại. 

Nhà tuyển dụng nghĩ sao về CV của bạn?

Hãy thử nghĩ xem, nếu trong thời gian chỉ trong 3 tháng thôi, bạn nhảy việc ở 2 công ty, thì liệu khi đó, nhà tuyển dụng nghĩ sao về điều này! Chắc chắn là bạn sẽ bị out ngay rồi, còn tại sao ư? Hãy cùng mình đi phân tích nhé:
Thông thường, khi bạn đi xin việc cho vị trí nhân viên kinh doanh, bạn sẽ được giao thời gian từ 2- 3 tháng để thử việc (tùy từng công ty. Có công ty có thể lên tới 6 tháng). Đây chính là thời gian thử thách của các bạn và phía công ty. Thử thách với bạn là gì? Đó là với sản phẩm như vậy, bạn có thể giới thiệu sản phẩm đến tay khách hàng và bán chúng được không, doanh số bạn thu về đã đủ để đảm bảo doanh số hàng tháng cũng như đã giúp công ty mở rộng thêm thị trường hay chưa? Còn đối với công ty, khoảng thời gian này là khoảng thời gian để công ty xem xét việc tuyển dụng bạn vào vị trí đã thực sự phù hợp và thái độ của bạn đối với sản phẩm và công việc ra sao. Và sau khoảng thời gian này, nếu bạn không đạt được yêu cầu do công việc đề ra thì một là bạn sẽ tự out, hai là doanh nghiệp sẽ sa thải bạn. Và nếu đứng trên quan điểm của nhà tuyển dụng mới của bạn, họ có nghĩ đến điều này. Chắc chắn là họ biết , và họ còn biết nhiều hơn vậy. Mình chỉ phân tích phần nổi để các bạn hiểu tại sao nhảy việc trong thời gian ngắn sẽ làm mình mất cơ hội việc làm như vậy. Hi vọng, với những thông tin nhỏ nhỏ này, các bạn sẽ có thêm nhiều tip nhỏ khi đi xin việc nhé. Chúc các bạn vui ^-^

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Nhà tuyển dụng nghĩ sao về CV xin việc của bạn?

Các bạn đã từng nghĩ NTD bỏ ra bao nhiêu thời gian để xem hồ sơ xin viêc của bạn chưa, họ chỉ cần bỏ ra khoảng 30 giây đến một phút thôi. Vậy là đã đủ để họ quyết định gửi lời mời phỏng vấn đến bạn. Qua đây, cho thấy hồ sơ xin việc là vũ khí quan trọng khi tiếp cận các cơ hội nghề nghiệp. Vậy bạn cần làm gì để có được một hồ sơ xin việc ấn tượng.

1. Thông tin cá nhân
Đây là mục dễ viết nhất nhưng cũng xin lưu ý các bạn không nên viết các thông tin dư thừa, chỉ nên viết: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại liên lạc và email.
·         Một lưu ý nho nhỏ: bạn nên ghi số điện thoại thường xuyên dung nhất.
Cv-xin-viec-gom-thong-tin-ca-nhan
Trình bày CV xin việc như thế nào để hợp lý

2. Mục tiêu nghề nghiệp
Đây chính là phần định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Có nhiều bạn nhầm lẫn trong phần này nên bị NTD đánh giá là chưa có định hướng rõ ràng cho sự nghiệp.
Một ví dụ: “Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí lập trình viên PHP” thay vì viết như vậy thì bạn cân nhắc cách viết sau: “ Với khả năng tự tìm tòi học hỏi tiếp thu công nghệ mới và tôi đã từng tham gia một số dự án, hiện tại các dự án đó đang hoạt động rất tốt ví du: dự án ABC, ... tôi từng tin rằng tôi có thể đảm nhiệm được công việc này để góp phần phát triển đội ngũ CNTT của quý công ty mạnh lớn hơn”

3. Kinh nghiệm làm việc – có thể nói đây là “linh hồn” của một bộ hồ sơ tìm việc
Trong phần này là bạn để cho NTD biết bạn đã được những thành tích gì và rút ra được những kinh nghiệm quý báu nào từ những công việc mà bạn đã trải qua. Bạn không nên ghi chung chung đại khái vào bộ hồ sơ xin việc của bạn, vậy thì nó cũng chìm ngập trong đống hồ sơ mà nhà tuyển dụng nhận được. Hãy liệt kê một cách chi tiết các nhiệm vụ mà bạn đảm nhận và nhấn mạnh vào những thành tích mà bạn đã đạt được. 
kinh-nghiem-trong-cv-xin-viec
Kinh nghiệm trong CV xin việc vô cùng quan trọng

Chẳng hạn như:
Tháng 10/2006 – Tháng 12/2008: nhân viên kinh doanh công ty ABC:
- Nhiệm vụ:
·         Tìm kiếm và mở rộng mạng lưới khách hàng
·         Chăm sóc khách hàng hiện tại nhằm duy trì mức doanh thu hiện có
·         Giới thiệu, tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm.
·         ...
- Thành tích:
·         Vượt chỉ tiêu doanh số liên tục trong 10 tháng đầu năm 2007
·         Đoạt giải thưởng dành cho nhân viên kinh doanh đạt 200% chỉ tiêu doanh số của năm.
Còn đối với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì phần này hơi khó với các bạn. Nhưng đừng vì thế mà vội nản lòng, các bạn hãy liệt kê ra thành tích học tập và các hoạt động ngoại khóa của bạn, đây là cái bạn nên thể hiện trong hồ sơ xin việc của bạn. Các bạn là những người trẻ tuổi dám đương đầu với thử thách, tư duy cởi mở nên hãy khéo lẽo thể hiện những điểm mạnh này trong hồ sơ xin việc để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

4. Kỹ năng
Phần này cũng giống như phần kinh nghiệm làm việc, bạn không nên ghi chung chung các kỹ năng của bạn mà hãy liệt kê chi tiết ra
ky-nang-trong-viet-cv-xin-viec
Kỹ năng cũng là yếu tố rất quan trọng trong CV
5. Học vấn
Bạn hãy liệt kê ra bằng cấp mà bạn có và nên nhớ phải ghi rõ mốc thời gian đừng để NTD phải phỏng đoán, vậy là bạn sẽ mất điểm đó.
Cũng đến lúc phải kết thúc rồi, vậy là viết một hồ sơ xin việc ấn tượng không khó như bạn nghĩ, chỉ cần bỏ ra chút thời gian và tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng xem họ cần gì, kết hợp với khả năng của bản thân là bạn đã có một bộ hồ sơ xin việc đạt chuẩn rồi.


6 điều cấm kị khi viêt CV

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường việc tự viết CV xin việc còn rất nhiều bỡ ngỡ, không biết viết gì và nên viết như thế nào. Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn mẫu CV xin việc thông dụng nhất và những điều cần lưu ý khi viết đơn xin việc.

  • Tránh viết tắt

Bạn không nên viết tắt, việc viết tắt sẽ khiến cho người đọc không được tôn trọng, gây cảm giác khó chịu. Vậy thì CV xin việc của bạn cũng sẽ chìm ngập trong núi hồ sơ mà họ đang có.
Viet-cv-xin-viec
Viết CV xin việc hiệu quả
  • Thêm thông tin không cần thiết

Bạn không nên thêm những thông tin không cần thiết vào cv xin viêc như chiều cao, cân nặng... nhà tuyển dụng họ không có thời gian để đọc những thông tin dư thừa này đâu. Bạn chỉ ghi những thông tin cần thiết như: họ tên, số điện thoại, email....
  • Trung thành với mực đen hoặc xanh truyền thống

Đây không là một tác phẩm nghệ thuật hay thư kết bạn bốn phương nên các bạn đừng có dung loại mực “bẩy sắc cầu vồng” để thể hiện sức sang tạo của mình nhé. Hãy viết một loại mực đen hoặc xanh là giải pháp tốt nhất.

cach-viet-cv-hieu-qua
Cách viết CV hiệu quả
  • Thiếu mốc thời gian cụ thể

Đừng bắt nhà tuyển dụng phải phỏng đoán hay chơi trò đuổi hình bắt chữ với bạn. Đây sẽ nguyên nhân mất điểm đó bạn dù cv xin việc có hay đến đâu đi chăng nữa.
Bạn hãy ghi những mốc thời gian cụ thể vào lá đơn xin việc của bạn chẳng hạn như: bạn tốt nghiệp năm nào, bạn đã gắn bó với công việc trước đây của bạn trong thời gian bao lâu...
  • Không có thành tích, kinh nghiệm nổi bật

Đây là một phần rất quan trọng trong cv xin việc của bạn, vậy mà nhiều bạn đã bỏ qua không ghi vào hoặc ghi đại khái chung chung. Theo cá nhân mình thì bạn nên ghi thật chi tiết thành tích, kinh nghiệm rút ra được từ những công việc trước của bạn, đây chính là con đường ngắn nhất để lá đơn xin việc của bạn được xếp vào danh sách ứng viên hàng đầu của nhà tuyển dụng.
viet-cv-can-co-meo-de-viet-hay
Mẹo viết Cv hay
  • Tránh viết lan man, dài dòng

Bạn hãy nên nhớ rằng nhà tuyển dụng họ có nhiều sự lựa chọn, không phải chỉ có bạn ứng tuyển vào vị trí đó mà còn nhiều ứng viên khác nữa. Mà NTD họ cũng không có nhiều thời gian và đủ kiên nhẫn để đọc cv xin việc mà nôi dung quá lan man, dài dòng. Bạn hãy viết sao cho vừa đủ là khôn ngoan nhất.


Đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân của mình, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều mẫu đơn xin việc khác để tự viết cho mình một cv xin việc gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. 
Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Hướng dẫn viết CV ấn tượng cho sinh viên mới ra trường

Cách viết cv xin việc đối với các bạn sinh viên mới ra trường cũng là một chuyện không dễ dàng chút nào, nhưng chính cv xin việc đó lại là mối liên hệ đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng. Họ sẽ căn cứ vào để quyết định bạn có phải là ứng cử phù hợp cho vị trí họ cần, và họ sẽ liên lạc với bạn.
Cach-viet-cv-cho-sinh-vien-moi-ra-truong

Cách viết cv ấn tượng

Vì vậy trước khi gửi cv xin việc đến nhà tuyển dụng bạn cần phải soạn đơn sao cho các thông tin phải rõ rang, dễ đọc, mạch lạc. Vì NTD họ cũng không có nhiều thời gian để đọc cv, nếu cv của bạn soạn thảo không tốt thì tôi nghĩ chắc cv của bạn cũng chìm ngập trong đống cv mà họ đang có. Hãy làm những điều này tưởng chừng là khó khăn với bạn nhưng tôi nghĩ không phải là không làm được nếu bạn chịu khó bỏ ra chút thời gian để trau chuốt cho bản cv của mình ấn tượng hơn, như vậy là bạn cũng ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi đó chứ không cần làm gì quá cao siêu.
cach-viet-don-xin-viec

Cách viết đơn xin việc

Bắt tay vào việc thôi:
  • ·        Đầu tiên là thông tin cá nhân:
Mục này dễ viết nhất nhưng bạn cũng nên lưu ý ghi rõ số điện thoại và email mới nhất của bạn. Cho dù cv xin việc của bạn có hay đến đâu nhưng nhà tuyển dụng không biết làm cách nào để liên lạc với bạn, thì cv của bạn cũng vô ích mà thôi. Bạn đừng để mình rơi vào tình trạng ngớ ngẩn này.
Viet-don-xin-viec-bat-dau-bang-thong-tin-ca-nhan

Đơn xin việc bắt đầu với Thông tin cá nhân

  • ·       Tiếp theo trong cv xin việc bạn cần viết gì đó là mục tiêu nghề nghiệp:
Bạn đã tự đặt câu hỏi cho mình nghề nghiệp tương lai của bạn là gì và bạn đã làm gì để có được một việc làm tốt trong tương lai chưa. Tôi tin rằng phần này không dễ dàng để viết mà bạn phải viết làm sao mà thu hút được nhà tuyển dụng. Chẳng hạn mình thường thấy các bạn viết “ Tôi muốn tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh ngành CNTT”. Viết như vậy thì sẽ rất khó thu hút được nhà tuyển dụng vì bạn chưa cho nhà tuyển dụng thấy bạn có phù hợp với vị trí đó không. Thay vì viết như vậy, bạn viết như thế này chẳng hạn: với khả năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng chuyên nghiệp cùng với những kiến thức và sự am hiểu về CNTT, tôi mong muốn trở thành một nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực này. Và cũng xin lưu ý là bạn cũng không cần liệt kê tất tần tật các công việc lớn nhỏ mà bạn đã làm, chỉ cần lựa chọn công việc có giá trị nhất và đạt nhiều thành tựu là được.
viet-don-xin-viec-theo-trinh-tu-hoi-gian

Cách viết đơn xin việc làm

  • ·        Thứ ba là học vấn:
Phần này bạn điền thông tin về bằng cấp của bạn, thời gian, tốt nghiệp trường... cái này chắc ai cũng biết. Nhưng lưu ý các bạn là bạn chỉ nên chọn bằng cấp mới nhất và phù hợp nhất với vị trí mình ứng tuyển. Không NTD nào muốn phí thời gian để đọc những thông tin dư thừa cho dù nó có ấn tượng đến đâu.
  • ·        Kế tiếp là phần quan trọng nhất mà bạn viết vào cv xin việc của bạn đó là kinh nghiệm làm việc
Đây là phần khá quan trọng, bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn đã từng làm việc gì, bạn không nên viết chung chung liệt kê ra một số công việc mà bạn đã làm, như vậy thì NTD sẽ không biết bạn đã đạt được gì, bạn có rút ra được kinh nghiệm trong những công việc trước của bạn. Bạn hãy nêu rõ công việc bạn đã làm, rút ra được kinh nghiệm gì từ việc làm đó, trong thời gian làm việc thì bạn đã đem lại thành quả gì cho công ty... Bạn nên nhớ nêu càng chi tiết càng tốt.
Còn nếu bạn chưa từng làm việc gì thì bạn hãy nêu về thành tích học tập của bạn, trong thời gian học bạn đã được những thành tích gì, bạn có thể tham gia hoạt động ngoại khóa nào không, bạn đừng ngại hãy nêu ra như vậy thì NTD sẽ hiểu hơn về bạn.

don-xin-viec-trinh-hoc-van


Cách viết đơn xin việc với mục kinh nghiệm

Đây chỉ là tiền đề để NTD biết về bạn, và điều quan trọng hơn cả là bạn phải tự tin, nếu bạn không tự tin không tin vào chính bản thân bạn thì người khác cũng sẽ không đặt niềm tin vào bạn đâu. 

Đơn xin nghỉ việc hoàn hảo: Phần mở đầu (P3)

Đơn xin nghỉ việc hoàn hảo: Phần mở đầu (P3)

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin nghỉ việc phần mở đầu.

Lưu ý: hãy hỏi phòng nhân sự về mẫu đơn xin nghỉ việc của công ty trước khi đọc nội dung bên dưới!
Phần mở đầu (heading) có thể coi là phần quan trọng nhất của một đơn xin nghỉ việc. Vì sao? Bởi trong đó chứa thông tin về bạn, người nhận và thậm chí cả mục đích của đơn. Hãy nhớ lại tiêu chuẩn nội dung của một đơn xin việc: càng đơn giản, rõ ràng càng tốt. Như vậy phần mở đầu sẽ là nền tảng cho một đơn xin việc hoàn hảo.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để viết được phần mở đầu tốt nhất có thể?

  • Mở đầu đơn xin nghỉ việc bằng quốc hiệu
Quốc hiệu là khẩu hiệu của một quốc gia, ở Việt Nam quốc hiệu chính là

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------
  • Hai dòng quốc hiệu được căn chỉnh giữa, sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 13 và được in đậm. Riêng dòng trên toàn bộ chữ cái phải được viết hoa. Dòng kẻ thứ 3 dùng dấu – hoặc thêm hoa văn tùy ý (dòng này chỉ dùng để làm đẹp về mặt hình thức)

2.      Ngày tháng năm

………, Ngày…….tháng……..năm……

  • Dòng chữ này cách quốc hiệu khoảng 2 dòng kẻ, căn phải, sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 12 và được in nghiêng. Các phần ….. chỉ viết khi in đơn ra điền bằng tay. Thông thường bạn có thể ghi thẳng địa điểm và ngày tháng năm làm đơn.

3.      Đơn xin nghỉ việc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

  • Dòng chữ được căn giữa, sử dụng font Times New Roman cỡ chữ 16 và được in đậm. Thông thường bạn viết cách dòng ngày tháng năm 1 dòng kẻ

4.      Dòng Kính gửi

Kính gửi:…………..

  • Dòng chữ được viết in nghiêng và kể từ dòng chữ này trở đi, đơn xin nghỉ việc sẽ được viết bằng cỡ chữ 13, font Times New Roman. Bạn cần chú ý đơn sẽ được gửi cho ai, thông thường là “Ban giám đốc Công ty XXX”

5.      Thông tin cá nhân

Tôi tên là : …….....
Chức vụ :……………………….. Bộ phận :................................................. .........
Nay tôi làm đơn này, kính xin BGĐ cho tôi được thôi việc kể từ ngày …….....


Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Những lỗi cần tránh khi viết CV

Bạn luôn tự hỏi mình rằng tại sao mình không được gọi đi phỏng vấn sau bao ngày chờ đợi, CV của mình tại sao lại không được nhà tuyển dụng chú ý đến? CV xin việc của mình còn thiếu những thông tin nào, hay thừa thông tin nào k?...
Khi viết CV có thể bạn đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần nhưng khó có thể tìm kiếm ra được những lỗi ấy. Sau đây là danh sách những lỗi hay mắc phải nhất khi viết CV xin việc:
Mẹo viết CV xin việc
  • Viết CV lan man, dài dòng

Nếu bạn là một người đã từng làm rất nhiều công việc, và nhiều vị trí khác nhau thì nhớ nhé, đừng kể tất cả các công việc đó, mà hãy chỉ tập trung vào những công việc có liên quan đến công việc hiện tại của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ không giành quá nhiều thời gian để đọc 1 CV, họ chỉ nhìn lướt qua và tìm kiếm những thông tin mang lại giá trị cho công việc mà họ đang tuyển dụng. Để khắc phục được lỗi này, bạn hãy làm nổi bật và ghi ngắn gọn, rõ ràng công việc và kết quả của công việc mà có liên quan đến công việc ứng tuyển thôi.
  •          Kinh nghiệm làm việc viết giống với mô tả công việc

Hãy nói rõ với nhà tuyển dụng khả năng của bạn, bạn có thể làm việc được tới đâu, hãy liệt kê những thành quả mà bạn đã đạt được và chứng tỏ những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được nếu bạn được tuyển dụng. Để làm tăng tính thuyết phục, hãy đưa ra những bằng chứng và những lời cam đoan kèm theo.
Tips viết CV xin việc
  •           Lỗi chính tả- ngữ pháp

Điều này sẽ làm mất đi ấn tượng của nhà tuyển dụng với bạn. Và nếu không may, bạn là người nằm trong những người hay mắc phải lỗi này, thì trước khi gửi CV, hãy nhờ một vài người bạn của mình kiểm tra lại các lỗi chính tả để có thể sửa chữa kịp thời.
  •           Lỗi định dạng

Bạn hãy tránh tô đậm, sử dụng hình hộp, bảng, cột, phông chữ cách điệu, tranh ảnh và màu sắc…vv…vì chúng sẽ làm nhà tuyển dụng khó đọc, dễ gây đau mắt cho nhà tuyển dụng, hay fax,copy, scan. Thiết kế đơn giản sẽ giúp CV của bạn trông chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
  •          Sử dụng CV đã lỗi thời

Nếu bạn là một người đã có kinh nghiệm làm việc nhưng lại sử dụng bản CV của một người vừa mới tốt nghiệp để ứng tuyển. Bạn đã làm mất đi ấn tượng ban đầu của mình với nhà tuyển dụng và đang tự mình nói với nhà tuyển dụng rằng bạn là người thiếu cẩn thận và là người cẩu thả. Vì vậy, trước khi gửi CV, hãy kiểm tra lại các thông tin và sửa lại chúng nếu cần thiết.
Viết đơn xin việc như thế nào
  •          Liệt kê nhiều thông tin thừa, lăng xê bản thân quá nhiều

Việc thêm các thông tin về gia đình, về lương bổng, tôn giáo,… sẽ chẳng làm cho nhà tuyển dụng thêm chú ý đến bạn, mà còn làm mất điểm trước mặt nhà tuyển dụng nữa. Nhà tuyển dụng sẽ chẳng bao giờ quan tâm xem bố mẹ bạn là ai, lương ở chỗ cũ của bạn ra sao, quan niệm tôn giáo của bạn thế nào, cái họ quan tâm là bạn làm được gì cho họ, bạn mang những lợi ích gì về cho họ. Vì vậy, hãy cân nhắc khi đưa những thông tin này vào CV nhé.
CV là cầu nối giữa bạn và nhà tuyển dụng. Đây chính là cơ hội để bạn quảng bá bản thân mình, là chìa khóa để lọt được vào vòng phỏng vấn. Việc tìm hiểu, nghiên cứu và viết CV một cách nghiêm túc là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những lỗi thường gặp này để viết được một CV tốt nhất cho mình nhé.


Đơn xin nghỉ việc hoàn hảo: Quy trình cho nghỉ việc (P2)

Tùy theo quy định ở mỗi công ty mà quy trình cho nhân viên nghỉ việc sẽ khác nhau. Sau đây là quy trình tại công ty cổ phần thép ABC soạn vào ngày 15/02/2008:

1.     Bước 1. Viết đơn xin nghỉ việc

-         Người xin nghỉ việc viết đơn theo mẫu NS – 09 - 01. Sau khi viết đơn xong, người xin việc chuyển đơn cho Quản lý xem xét theo bước 2.
Viết đơn xin nghỉ việc theo mẫu
-         Mẫu được lấy trực tiếp tại khu vực phòng NS.

-         Người xin nghỉ việc phải đảm bảo đúng thời hạn báo trước. Nếu không đảm bảo đúng thời hạn báo trước, người xin nghỉ việc phải bồi thường tiền lương cho những ngày không báo trước và không được thưởng năng suất và các khoản thưởng cho những thời gian chưa được tính lương.

-         Đối với các quy định về nghỉ việc không có trong quy trình này hoặc các quy định khác của công ty thì thực hiện theo bộ luật lao động và các văn bản pháp luật lao động liên quan.

Thông báo trước khi viết đơn thôi việc

-         Thời hạn báo trước cụ thể:

+    Đối với hợp đồng thử việc 1 tháng là 3 ngày, 2 tháng là 7 ngày
+    Hợp đồng có thời hạn 1 – 3 năm là 30 ngày.
+    Hợp đồng vô thời hạn là 45 ngày.

2.     Xem xét của quản lý.

-         Thẩm quyền và trách nhiệm xem xét bao gồm: Trưởng các phòng ban.

-         Đối với nhân viên các bộ phận có cấp tổ trường thì trước khi chuyển cho quản lý thì phải chuyển qua cấp tổ trưởng xác nhận.

-         Đối với các quản lý, nhân viên do Giám đốc trực tiếp quản lý thì sau khi viết đơn, người xin nghỉ việc chuyển trực tiếp cho phòng NS theo bước 3.

Xem xét của quản lý về đơn xin nghỉ việc

-         Quản lý có thẩm quyền xem xét phải xác định các tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Nếu vượt ra ngoài khả năng, thì Quản lý phối hợp với phòng NS để xem xét giải quyết. Trường hợp không thể giải quyết được thì ký xác nhận vào đơn xin nghỉ việc và chuyển trả lại đơn cho người xin nghỉ việc.

-         Quản lý có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn cho người xin nghỉ việc không quá 2 ngày làm việc.

3.     Xác nhận phòng nhân sự:

-         Người xin việc chuyển lại đơn cho Phòng NS.

-         Phòng NS có trách nhiệm trao đổi với quản lý các bộ phận để xác định tâm tư nguyện vọng của NV.

-         Thời gian giải quyết không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đơn.

4.     Duyệt cho nghỉ việc:

-         Với trường hợp xác định cho nghỉ việc, Phòng NS chuyển đơn xin nghỉ việc cho GD duyệt kèm theo phương án thay thế.

-         Thời gian chuyển đơn cho GD không quá 4 ngày kể từ khi nhận được đơn.

5.     Thanh lý hợp đồng:

-         Phòng NS chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý hợp đồng với CNV.

-         Việc thanh lý gồm các nội dung:

+    Hoàn thành các công việc cần thực hiện trước khi nghỉ việc theo biên bản bàn giao công việc.

+    Biên bản bàn giao các công cụ dụng cụ cho Quản lý bộ phận.

+    Biên bản bàn giao hồ sơ theo mẫu đính kèm quy trình này.

+    Bản cam kết nghỉ việc.

6.     Quyết định cho nghỉ việc:

-         Sau khi hoàn thành việc thanh lý công việc, Phòng NS lập biên bản thanh lý nghỉ việc, thảo quyết định nghỉ việc trình GD ký (kèm theo các biên bản thanh lý).

-         Quyết định nghỉ việc được chuyển cho người xin nghỉ việc, quản lý bộ phận, Phòng NS lưu 1 bản ( và kèm theo các chứng từ thanh lý bản chính) và 1 bản chuyển cho Phòng TCKT làm căn cứ thanh toán cho người nghỉ việc (phải kèm theo các biên bản thanh lý, bảng chấm công, biên bản đánh giá…).

7.     Thanh toán các chế độ còn lại.

-         Phòng TCKT có trách nhiệm phối hợp Phòng NS để lập bảng thanh toán cho người xin nghỉ việc và trình GD duyệt. Phòng TCKT chỉ thanh toán cho người nghỉ việc khi đã có đầy đủ hồ sơ xác nhận từ Phòng NS chuyển sang.

-         Phòng TCKT trực tiếp liên hệ với người xin nghỉ việc để làm thủ tục thanh toán.

-         Đối với các trường hợp người lao động còn thắc mắc, khiếu nại thì Phòng NS có trách nhiệm giải quyết và gửi báo cáo cho GD theo báo cáo hàng tuần.

BIỂU MẪU KÈM THEO:

1.     Đơn xin nghỉ việc                                              mã số: NS – 09 – BM01

2.     Biên bản bàn giao công việc                          mã số: NS – 09 – BM02

3.     Biên bàn giao hồ sơ, tài liệu.                         mã số: NS – 09 – BM03

4.     Biên bản bàn giao tài sản công cụ.              mã số: NS – 09 – BM04

5.     Bảng cam kết nghỉ việc.                                  mã số: NS – 09 – BM05

6.     Biên bản thanh lý nghỉ việc                           mã số: NS – 09 – BM06

7.     Quyết định nghỉ việc                                       mã số: NS – 09 – BM07


8.     Quy trình nghỉ việc (bản đầy đủ)                mã số: NS – 09